Viễn thị bẩm sinh là tật khúc xạ không hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Viễn thị hay còn gọi là con mắt ngắn, hình ảnh mắt nhận được hiện ở sau võng mạc nên người bị viễn thị nhìn mờ, tùy theo độ viễn mà thị lực có thể bị ảnh hưởng ít hay nhiều, nếu viễn thị nhẹ thị lực chỉ giảm ít khi nhìn xa, nhìn gần bình thường, nhưng nếu bị viễn thị trung bình hoặc viễn thị cao trẻ sẽ nhìn mờ cả xa và gần. Như vậy trẻ sẽ gặp khó khăn trong học tập, và sinh hoạt.
Viễn thị bẩm sinh mức độ trung bình và nặng ngoài vấn đề nhìn mờ trẻ rất dễ bị nhược thị và lác trong.
Điều trị viễn thị bẩm sinh các mẹ cần lưu ý:
- Phát hiện bệnh sớm viễn thị bẩm sinh ở trẻ, muốn phát hiện sớm cần cho con khám mắt sàng lọc tật khúc xạ khi bé được 3 đến 5 tuổi.
- Trẻ cần chỉnh kính đủ số viễn ( nhỏ thuốc liệt điều tiết sau đó mới kiểm tra, cần kiểm tra với người có kiến thức chuyên môn về khúc xạ).
- Đeo kính thường xuyên, chỉ bỏ kính khi đi ngủ, đi tắm.
- Đối với trẻ bị nhược thị ( khi chỉnh đủ số kính mà thị lực không đạt 7/10) cần cho trẻ tập nhược thị.
- Đối với trẻ bị lác nếu sau khi chỉnh đủ số kính, mắt hết lác thì không phải mổ lác, nếu sau khi chỉnh đủ độ viễn mắt trẻ vẫn bị lác thì phải mổ lác giải quyết độ lác còn tồn sau chỉnh kính. Cần lưu ý mổ sớm chứ không phải đợi trẻ lớn mới mổ điều đó sẽ ảnh hưởng đến việc phục hồi thị lực cho bé.
Viễn thị bẩm sinh mức độ trung bình và nặng là tật khúc xạ có thể điều trị được, nhưng cần phát hiện sớm, càng sớm càng tốt, sau 7 tuổi việc điều trị sẽ vô cùng khó khăn con bạn có thể mù vĩnh viễn, lác mà không thể phẫu thuật.